Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2018
Hình ảnh
Cảm nhận về “Giấc mơ Trung Hoa” trong một cuốn sách Năm 2010, cuốn sách “Giấc mơ Trung Hoa” của Lưu Minh Phúc được xuất bản, và ngay lập tức đã gây xôn xao dư luận. Cho đến nay “Giấc mơ Trung Hoa” vẫn tiếp tục thu hút được ngày càng nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Có hai cách hiểu khác nhau về “Giấc mơ Trung Hoa”. Cách hiểu thứ nhất nhìn nhận “Giấc mơ Trung Hoa” như là giấc mơ về một tương lai tốt đẹp. Cách hiểu thứ hai xem “Giấc mơ Trung Hoa” là “giấc mơ bá quyền”. Bài viết này bước đầu đưa ra những cảm nhận của tác giả đối với hai luồng ý kiến trái chiều về “Giấc mơ Trung Hoa” trong cuốn sách này... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/58764
Hình ảnh
Hàm ý hội thoại trong phim kinh điển "Spotlight" Trên cơ sở lý thuyết về hàm ý hội thoại (conversational implicature) của Grice (1975), bài báo phân tích các cách thức biểu đạt hàm ý hội thoại dựa trên ngữ liệu từ tác phẩm điện ảnh kinh điển “Spotlight” (đoạt giải Oscar 2015). Ngữ liệu nghiên cứu được thu thập từ hội thoại của các nhân vật chính là thành viên của đội điều tra Spotlight. Tổng cộng 41 đoạn hội thoại trong phim cho thấy có sự “cố ý vi phạm” các phương châm hội thoại. Từ ngữ liệu được phân tích, các tác giả dùng thao tác suy ý (inference) để tìm ra hàm ý của tham thể giao tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự vi phạm phương châm về “quan hệ” và “chất” chiếm đa số trong khi sự vi phạm phương châm về “cách thức” không đáng kể... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/60321
Hình ảnh
Một số vấn đề san hô thế giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đề xuất cho vùng biển Việt Nam  Bài báo phân tích tổng quát các tác động từ biến đổi khí hậu (BĐKH) đến san hô trên biển và đại dương thế giới dựa theo các nghiên cứu đã công bố trên thế giới. San hô tại vùng biển Việt Nam có tầm quan trọng rất lớn, nhưng cũng sẽ có rủi ro nhiều từ tác động BĐKH. Kịch bản BĐKH của Việt Nam năm 2011 còn chưa đề cập đến tác động với san hô biển Việt Nam. Bài báo đề xuất một số nội dung cần thiết xây dựng Chiến lược quốc gia về Tài nguyên san hô biển, ứng phó với kịch bản BĐKH... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10226
Hình ảnh
Đa dạng cây thuốc thuộc ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa tỉnh Sơn La Nghiên cứu tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, tỉnh Sơn La. Trên các đợt khảo sát thực địa năm 2013-2014 chúng tôi đã xác định được cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) gồm 124 họ, 375 chi với 503 loài. 47 loài ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam (2007). Đa dạng các taxon chữa 32 bệnh hoặc nhóm bệnh được đánh giá về số lượng. Dữ liệu trong bài báo đã khẳng định hệ thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa có tính đa dạng cao. Tiềm năng cây có ích, đặc biệt là cây thuốc của vùng là rất lớn... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/61563