"Suy nghĩ về Phật giáo và vấn đề dân tộc"

Authors: Nguyễn, Xuân Hưng


Có không ít nhận định rằng Phật giáo Việt Nam hiện nay không dấn thân vào các sinh hoạt xã hội hay kinh tế, chính trị của đất nước và điều này khiến hình ảnh của người Phật tử được xem như chỉ biết thuần thành trong phạm vi tu tập và quên đi vấn đề nhập thế mà nhà Phật đã truyền bá cách đây hàng ngàn năm.
Có thể nói hiện nay Chùa Giác Ngộ là một trong vài nơi hiếm hoi vẫn giữ tông chỉ nhập thếtruyền bá Phật pháp qua các hoạt động giáo dục, hoằng pháp, văn hóatừ thiện lẫn chính trị. Trong bài thuyết giảng khóa tu “Ngày an lạc” với sự tham gia của hơn 650 tu sinh cùng Tăng đoàn chùa Giác Ngộ, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã huấn từ những gì mà Phật tử thường hiểu lầm từ bấy lâu nay. 

“Trải qua nhiều thế kỷ, người ta cứ nghĩ Phật giáotôn giáo tu rục, tu rị, đó là một cái nhìn rất thiển cậnsai lầm về tính đa diện của đạo Phật minh triết và đạo đức.
Nói một cách nôm na Phật giáo bao gồm: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan, tu tập quan và giải thoát quan. Việc đánh giá sai lầm của một số quần chúng chỉ liên hệ đến một phương diện trong nhóm vừa nêu, đó là: tu tập quan. Còn các phương diện rất quan trọng mà đức Phật đóng góp cho tư tưởng của nhân loại đó là: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan qua hệ thống triết học đặc biệt của Ngài mà hầu như giới chính trị giới kinh doanh, giới tri thức, giới bình dân ít biết đến.
Một phần là do đạo Phật bị ảnh hưởng bởi nghi thức đọc tụng được sử dụng trong các chùa chỉ chọn lọc vài ba kinh tín ngưỡng lại được diễn đạt bằng ngôn ngữ Hán-Việt vốn rất xa lạ với cộng đồng Phật giáo Việt Nam trong nước và nước ngoài.”...

Title: 

Suy nghĩ về Phật giáo và vấn đề dân tộc
Authors: Nguyễn, Xuân Hưng
Keywords: Phật giáo
Đoàn kết dân tộc
Issue Date: 2007
Publisher: Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
Description: Tạp chí Nghiên cứu Phật học - Số 2/2007; 2 tr. ; TNS07519
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/53605
Appears in Collections:Nghiên cứu Phật học và Phật hoàng Trần Nhân Tông (LIC)









Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này