"Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam"

Authors: Phùng, Bình Lâm

Phát triển kinh tế tri thức: Cơ hội và thách thức của Việt Nam


Sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức là xu thế tất yếu khách quan của xã hội loài người. Trước bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và ngày càng nhanh chóng như hiện nay, quốc gia nào đi nhanh vào nền kinh tế tri thức, quốc gia đó sẽ có lợi thế trên mọi mặt. Thông qua quan điểm và những phân tích, đánh giá của mình, tác giả khẳng định: “Kinh tế tri thức là thời cơ lớn và thách thức gay gắt đối với nước ta. Chần chừ, chậm chạp trên đường mòn cũ, không kiên quyết, mạnh dạn đổi mới, để bỏ lỡ cơ hội này, đất nước sẽ tụt hậu xa hơn nữa, và không tránh khỏi sự lệ thuộc”.
Khái quát về nền kinh tế tri thức đầu thế kỷ XXI
Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế tri thức toàn cầu phát  triển  mạnh mẽ hơn để đối phó với những thách thức: biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, gia tăng dân số, khủng hoảng kinh tế toàn cầu... Cần có nguồn lực mới, cách sản xuất kinh doanh  mới, dựa chủ yếu vào vốn con người, vốn xã hội, giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên không tái tạo, chấm dứt cách sản xuất và tiêu dùng phung phí tài nguyên, năng lượng. Có thể điểm qua một vài ưu việt của nền kinh tế tri thức so với nền kinh  tế  công nghiệp, mà những nước đi sau phải cố gắng bắt kịp để phát triển nhanh đất nước:     
- Việc tạo ra của cải, giá trị mới và nâng cao năng lực cạnh tranh không phải chủ yếu do tối ưu hóa, hoàn thiện, hạ giá thành cái đã có mà chủ yếu là do sáng tạo ra cái mới. Đổi mới sáng tạo (innovation) trở thành động lực chủ yếu của sự tăng  trưởng và  phát  triển. Doanh nghiệp phải đầu tư  cho vốn tri  thức, phát triển vốn tri thức, không ngừng đổi mới, phấn đấu để có công nghệ mới, sản phẩm mới, cách thức kinh doanh mới, tạo sự khác biệt, trở thành duy nhất.  Công nghệ đổi mới  rất nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn. Tốc độ là trên hết. Chậm trễ đồng nghĩa với thất bại. Đổi mới để phát triển, là phá vỡ sự cân bằng tạm thời, cục bộ để đạt tới sự cân bằng tổng thể vững chắc hơn; “sự phá hủy có tính sáng tạo” trở thành nguyên tắc của sự phát triển: sợ mất ổn định mà không đổi mới thì sẽ trì trệ, và sẽ suy vong!    ...
Title: 

Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
Authors: Phùng, Bình Lâm
Keywords: Kinh tế chính trị
Kinh tế tri thức
Việt Nam
Issue Date: 2002
Publisher: Đại học quốc gia Hà nội
Citation: 111 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/11890
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)
Luận văn - Luận án (LIC)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này