Nho giáo trong nhận thức duy vật lịch sử của Đào Duy Anh (1904-1988) qua đọc tác phẩm Khổng giáo phê bình tiểu luận

Authors: Đỗ, Thị Hòa Hới

Đào Duy Anh là người đầu tiên áp dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác vào nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam. Theo hướng này, Đào Duy Anh đặc biệt chú ý tới những nguyên nhân, những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của thời điểm Nho giáo ra đời cũng như những nhân tố tạo ra những biến thiên của nó trong lịch sử, và cuối cùng luận bàn về lẽ tồn vong tất yếu của nó trong lịch sử. Sự tồn tại của một loại tư tưởng, học thuyết theo ông đều có tính lịch sử cụ thể, trong đó điều kiện kinh tế có ý nghĩa quyết định. Ông viết: “Phàm một chế độ thành lập hay biến thiên, tất do nhiều nguyên nhân, như tư tưởng, tập quán tôn giáo, mỹ thuật, chủng tộc, địa lý…, nhưng cái nguyên nhân trọng yếu nhất là điều kiện kinh tế. Chế độ nô lệ thành lập ở trên nền kinh tế nô lệ, chế độ phongkiến thành lập ở trên nền kinh tế phong kiến, chế độ tư bản thành lập trên nền kinh tế tư bản, nói tóm lại thì chế độ tức phản ánh của kinh tế. Vậy thì chế độ biến thiên, tất vì nền tảng kinh tế biến thiên…


Title: Nho giáo trong nhận thức duy vật lịch sử của Đào Duy Anh (1904-1988) qua đọc tác phẩm Khổng giáo phê bình tiểu luận
Authors: Đỗ, Thị Hòa Hới
Keywords: Đạo Nho;Triết học
Issue Date: 2004
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Description: tr. 385-393
Hội nghị khoa học nữ lần thứ 9, Hà Nội, 2004
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25412
Appears in Collections:Kỷ yếu Hội nghị - Hội thảo (LIC)



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này